Chuyện khởi nghiệp đi lên từ nghèo khó vốn dĩ đã không còn quá xa lạ với các độ𝓬 giả tại cộng đồng “Bỏ quê lên phố” và đa phần điểm chung ở những cuộc hành trình này là nhân vật chính có hoàn cảnh, câu chuyện tuổi thơ nghèo khó, cùng cực để rồi nỗ lực khởi nghiệp và thu về quả ngọt.
Nghe qua thì có vẻ không mới nhưng mọi người có công nhận rằng, những câu chuyện này rất hay, giúp người trẻ, người ở độ tuổi lập nghiệp có thêm động lực, niềm tin để cố gắng không?
Vậy nên tôi sẽ tiếp tục chia sẻ một câu chuyện mới, hành trình mới để mọi người có thể “nạp” chút tinh thần nếu bản thân cũng đang trong hoàn cảnh tương tự và cần chút động lực. Câu chuyện khởi nghiệp đầy gian nan và đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ lần này là của chị Trương Thị Hạnh (37 tuổi, TP.HCM) mà tôi vừa đọc được trên trang Thanh Niên sáng nay.
8t nghỉ học lên SG bán vé số, người phụ nữ Huế giờ thành bà chủ 22 quán bún bò: Ngày bán ngàn tô (Ảnh: Thanh Niên)
Theo như chị Hạnh chia sẻ trên báo Thanh niên, hồi còn nhỏ gia đình chị rất khổ. Mới học lớp 3, cô gái nhỏ đã phải bỏ học theo một người cô chân ướt chân ráo vào TP.HCM bán vé số, đậu phộng luộc để gửi tiền về nhà phụ mẹ nuôi các em.
Vốn được mẹ dạy làm nhiều món từ nhỏ, chị Hạnh sau đó quyết định mở gánh hàng bán phở, bún bò, bún riêu dạo mưu sinh quanh khu vực chợ Đa Kao (Q.1). Khi ấy, chị chỉ mới 14 tuổi.
Và rồi gánh hàng ấy theo chị Hạnh đến khi cưới chồng, vay tiền mua xe đẩy để tiếp tục bán nuôi con ăn học. Nhờ có duyên buôn bán mà dần dà từ gánh hàng rong đến xe đẩy, rồi phát triển thành quán bún bò Đông Ba Gia Hội có tiếng tại Sài Gòn với 22 chi nhánh.
Mỗi tô bún của quán có giá ᴅᴀᴏ động từ 35.000 đồng – 50.000 đồng. Có luôn phần đặc biệt 60.000 đồng (Ảnh: Thanh Niên)
“Hồi mới mở quán, công thức nấu của tôi cũng không có gì đặc biệt đâu. Nghe khách nói ở chỗ nào có quán ngon tôi tìm đến ăn thử để xem vì sao họ nấu ngon như vậy và mình còn thiếu cái gì. Thêm vào đó, tôi cũng không ngừng lắng nghe ý kiến của khách để hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Giờ quán đã có một lượng khách ruột ổn định, hằng ngày tôi bán được hàng ngàn phần bún ở tất cả các chi nhánh. Bí quyết của tôi chắc là hương vị đậm đà của nồi nước lèo với sự tươi ngon của từng nguyên liệu tại tôi mua toàn nguyên liệu chất lượng thôi”, chị Hạnh chia sẻ.
Chị Hạnh cho biết thêm, bún bò Đông Ba Gia Hội không chỉ là thương hiệu, mà còn là sản nghiệp quan trọng như sinh ᴍạɴɢ mà suốt 23 thanh xuân chị gầy dựng.“Tôi vẫn sẽ cố gắng không ngừng nghỉ để mang những tô bún bò ngon nhất, chất lượng nhất đến với khách. Cảm ơn mảnh đất Sài Gòn, cảm ơn người Sài Gòn đã cho tôi có cơ hội để thay đổi cuộc đời, số phận của mình”, chị nhắn nhủ.
Nhờ có quán ăn mà bà chủ từ bán vé số, ở nhà thuê nay đã mua nhà, mua xe, nuôi con ăn học ở thành phố này (Ảnh: Thanh Niên)
Vẫn là quan điểm cũ của tôi, cuộc sống sẽ luôn cho ta những thử thách, nghịch cảnh. Ai biết vượt qua sẽ tồn tại; ai biến khó khăn thành cơ hội sẽ là người chiến thắng.
Từ hai bàn tay trắng trở thành bà chủ của một thương hiệu có tiếng và có tổ ấm hạnh phúc viên mãn với người chị Hạnh đó là thành quả của ý chí, quyết tâm và nỗ lực không ngừng, là tấm gương sáng về tinh thần dám nghĩ, dám làm, khát khao vươn lên làm thay đổi cuộc sống dành cho những ai đang mong muốn và có dự định khởi nghiệp, làm giàu ở tương lai.
Theo Thanh Niên